Rượu Mao Đài mất tới 1 năm để sản xuất, với 9 lần hấp và đun sôi, 8 lần lên men và 7 lần lọc và chưng cất để làm sạch và làm mềm vỏ trấu. Cao lương sau đó được đường hóa và lên men trong cả men mở và đóng bằng bột Qu – thứ bột đặc biệt được làm từ lúa mì và các vi sinh vật duy nhất ở thung lũng Mao Đài. Sau khi lên men lần thứ nhất, người ta đem chưng cất thu bã và tiếp tục bổ sung thêm bột Qu vào, rồi cứ thế tiến hành lên men thêm 7 lần nữa.
Cuối cùng, để hoàn thành quá trình chưng cất, rượu đã chưng cất sau đó được ủ trong các bình đất sét trong tối thiểu 3 năm. Công đoạn này được giao cho những người pha chế bậc thầy – những người sở hữu kỹ năng tuyệt vời và nắm giữ bí quyết sản xuất truyền đời. Các kỹ thuật này chưa từng được chia sẻ ra bên ngoài nhà máy chưng cất. Vì vậy, có thể nói những giọt rượu chúng ta thưởng thức chứa đựng biết bao công sức và ghi dấu cả một nền văn hoá đầy bản sắc và bí ẩn.
Để tạo ra những giọt rượu Mao Đài thật chẳng dễ dàng và thành quả cho những nỗ lực, kiên nhẫn ấy chính là hương vị hoàn hảo của nó. Rượu có đặc điểm trong vắt, không màu, hương thơm nồng dịu, hài hòa cân bằng tuyệt đối, khi uống có vị ngọt thanh khiết nhưng thuần tuý, mùi thơm đặc trưng từ ngũ cốc và hoa quả. Tuy có nồng độ mạnh nhưng Mao Đài Hoàng Tử lại mang đến cho người uống một cảm giác “như đang được hoà mình với thiên nhiên hùng vĩ miền sơn cước, được hoà mình trong dòng nước suối tinh khiết mát trong. Rượu để lại dư vị dài lâu, dù chỉ một lần nhấp môi cũng đủ để mãi nhớ đến Mao Đài.
Thưởng thức hương vị của rượu Mao Đài hạ thổ
Rượu Mao Đài là rượu chưng cất từ cao lương lên men. Rượu này có đặc trưng là trong vắt, không màu, có mùi thơm đặc trưng và có độ cồn cao (truyền thống là 65%, song gần đây có nhiều loại Mao Đài chỉ từ 35 đến 47%).
Rượu Mao Đài đó được công nhận là "thực phẩm xanh", "thực phẩm hữu cơ" và được xếp hạng sản phẩm quốc gia toàn Trung Quốc. Chuyện uống rượu Mao Đài có lợi cho sức khỏe đó được người đời truyền tụng từ lâu. Năm 1972, khi Tổng thống Nixơn thăm Trung Quốc, trong tiệc chiêu đói, Thủ tướng Chu Ân Lai đó nói: "Trên đường Trường Chinh, rượu Mao Đài là thuốc chữa bách bệnh của Quân Giải phóng: rửa vết thương, giảm đau, giải độc, trị các chứng thương phong cảm mạo…".
Sau này, trong buổi chiêu đãi tân Thủ tướng Nhật Bản, ông lại nói: "Rượu Mao Đài hay hơn Vodka, không xóc và không đau đầu, có thể tiêu trừ mệt mỏi, làm dịu thần kinh". Đặng Dĩnh Siêu rất ủng hộ Thủ tướng Chu Ân Lai dùng rượu Mao Đài. Bà đã để một mảnh giấy cho Cao Chấn Phổ, người phụ tá thân cận của Thủ tướng, dặn rằng: "Tối nay, khi Thủ tướng trở về hoặc trong bữa ăn, hãy khuyên ông dùng chút rượu Mao Đài". Như thế đủ biết, Đặng Dĩnh Siêu hiểu rất rõ và rất tín nhiệm rượu Mao Đài. Nếu rượu Mao Đài không tốt như thế, đời nào bà lại khuyên ông dùng.
Qua nghiên cứu, phân tích trong thời gian dài, người ta đó tìm ra: trong rượu Mao Đài, ngoài rượu tinh khiết và nước ra, còn có rất nhiều chất có lợi cho sức khỏe, nó được bắt nguồn từ những yếu tố như: Công nghệ độc đáo; có các chất khó bay hơi nhiều; có độ toan cao gấp 3 - 4 lần các loại rượu trắng khác; sự có mặt của nhiều hợp chất phenol trong rượu Mao Đài; độ cồn tinh khiết trong rượu Mao Đài là khoa học và hợp lý; rượu Mao Đài để lên men tự nhiên, không cho phép thêm thắt bất kỳ hương vị hay hương liệu nào, cũng không cho thêm chất điều chỉnh độ rượu nào; trong rượu Mao Đài có SOD có thể thúc đẩy sự sản sinh lượng lớn các anbumin.
Rượu Mao Đài là thần bí, hương thơm của nó làm say đắm lòng người, phong cách của nó khuynh đảo bao người, công hiệu của nó làm người đời ca ngợi. Uống một lượng rượu Mao Đài vừa độ làm người ta khỏe lên. Và, đã từ rất lâu, rượu Mao Đài trở thành đặc sản nổi tiếng của Trung Quốc.