Trà Bạch Hào Ngân Châm(350g)

Mã sản phẩm :

Tình trạng: Còn hàng

Giá: 500,000VNĐ

Free size

Số lượng đặt mua:

Bạch Hào Ngân Châm - "Mỹ nhân trong các danh trà"

Trà Bạch Hào Ngân Châm (白毫银针茶) hay còn gọi tắt là trà Ngân Châm hoặc trà Bạch Hào là loại trà nổi tiếng nhất trong dòng trà trắng (Bạch Trà), là một trong Thập Đại Danh Trà của Trung Hoa. Đây là loại trà không trải qua quá trình Oxy hóa khi chế biến. Búp trà được hái, đem phơi nắng, rồi sau đó phơi trong râm; quá trình chế biến này khác với trà xanh ở chỗ không phơi héo dưới nắng, sao và lăn. Vì vậy Bạch Hào Ngân Châm vẫn giữ nguyên được tính chất của lá trà tươi.

Bạch Hào Ngân Châm không trải qua quá trình Oxy hóa khi chế biến nên vẫn giữ nguyên được các tính chất của trà xanh - Ảnh: Sưu tầmBạch Hào Ngân Châm không trải qua quá trình Oxy hóa khi chế biến nên vẫn giữ nguyên được các tính chất của trà xanh - Ảnh: Sưu tầm

Nguyên nhân vì sao lại có cái tên này là bởi vì búp trà cứng cáp, bên ngoài phủ lớp lông trắng muốt, màu bạc lấp lánh, hình dạng búp trà tinh tế như châm, cực kỳ thanh nhã. Bạch Hào Ngân Châm được xếp hạng cực phẩm trong dòng trà trắng. Nó cùng với Quân Sơn Ngân Châm là 2 loại trà vô cùng nổi tiếng về cả sắc, hương và vị, nó cũng từng là Hoàng gia cống phẩm hay Hoàng Gia ngự trà. 

Bạch Hào Ngân Châm Trà được thu hoạch và sản xuất chủ yếu tại vùng Phúc Kiến, chỉ thu hái búp trà vào khoảng giữa tháng ba đến giữa tháng tư khi hoa trà chưa kịp nở, và tránh hái vào những ngày mưa, có sương giá. Loại trà này cũng được sản xuất ở Sri-Lanka, Ấn Độ và Thái Lan.

Nguồn gốc, xuất sứ của Bạch Hào Ngân Châm?

Trà Bạch Hào Phúc Kiến, Trung Quốc - Ảnh: Sưu tầmTrà Bạch Hào Phúc Kiến, Trung Quốc - Ảnh: Sưu tầm

Nơi sản xuất chủ yếu của Bạch Hào Ngân Châm là tỉnh Phúc Kiến, nói rõ hơn là ở các khu Phúc Đỉnh, Chính Cùng, Tùng Khê, Kiến Dương của tỉnh Phúc Kiến. Nó nằm trong danh sách Thập Đại Danh Trà Trung Hoa và được thế nhân tôn sùng là "Mỹ Nhân", "Trà Vương" bởi vẻ ngoài khá bắt mắt, nhìn như cây châm thẳng đứng, thân khoác lớp nhung tơ trắng tinh như tuyết. Chưa kể, quá trình trình chế biến Bạch Hào Ngân Châm ở khâu chọn lựa nguyên liệu rất nghiêm ngặt. Chỉ chọn những búp trà hãy còn non mịn, có một lớp lông tơ trắng xóa. Qua các giai đoạn phơi khô, diêu thanh, tạo thành hình dạng xin đẹp, chẳng khác nào "Mỹ nhân trong các danh trà".

Truyền thuyết về Bạch Hào Ngân Châm?

Có nhiều câu chuyện xoay quanh Bạch Hào Ngân Châm được người nhắc đến. Trong đó, được nhắc đến nhiều nhất là câu chuyện của ba anh em Chí Cương, Chí Thành và Chí Ngọc. Chuyện kể rằng: "Thuở xa xưa, vào một năm nào đó, ở huyện Chính Cùng gặp phải hạn hán, ôn dịch lại nổi lên khắp nơi. Cùng lúc đó, ở Động Cung Sơn có một cái giếng, gọi là Long Tĩnh, cạnh đó có vài cọng tiên thảo. Nghe đồn, dùng nước giếng tưới lên tiên thảo, có thể trị được bách bệnh. Nghe được truyền thuyết đó nên có rất nhiều thanh niên trai tráng đã lên đường tìm tiên thảo và giếng thần. Thế nhưng, bât cứ ai đi tìm thuốc tiên cũng không một ai trở lại. Cũng ở làng này, có một hộ gia đình có 3 người con trai. Anh cả gọi là Chí Cương, anh thứ hai là Chí Thành, còn cô em út tên gọi Chí Ngọc. Ba người thương lượng với nhau, quyết chí tìm cho ra tiên thảo để trị bệnh cho người dân, mong thoát khỏi bệnh dịch.

Truyền thuyết về Bạch Hào Ngân Châm bắt nguồn từ một vị đạo trưởng và 8 cây trà giống mang về từ ngoại quốc - Ảnh: Sưu tầmTruyền thuyết về Bạch Hào Ngân Châm bắt nguồn từ một vị đạo trưởng và 8 cây trà giống mang về từ ngoại quốc - Ảnh: Sưu tầm

Người đầu tiên đi tìm Tiên Thảo là anh cả Chí Cương. Trên đường đi đến Động Cung Sơn, anh gặp phải một ông lão. Ông nói, nếu như muốn tìm tiên thảo, phải đi thẳng về phía trước, tuyệt đối không được quay đầu lại, nếu không sẽ gặp hậu quả khó lường. Nghe vậy, Chí Cương nhanh chóng cảm tạ ông, tiếp tục lên đường. Thế nhưng khi đang bò ở sườn núi, Chí Cương chợt nghe thấy một thanh âm khủng bố, to như sấm, thốt rằng "Ngươi còn dám trèo lên trên". Chí Cương quá kinh hãi, quay đầu lại để xem tình hình ra sao thì  ngay lập tức bị biến thành một tảng đá lớn, nằm ngay sườn núi lên Động Cung Sơn. Người anh thứ hai, Chí Thành không thấy anh cả về, bèn nhận trọng trách lên đường tìm tiên thảo. Anh cũng gặp ông lão, cũng nghe được lời dặn của ông thế nhưng Chí Thành vẫn rơi vào trường hợp như anh cả Chí Cương. Cuối cùng, người hoàn thành sứ mệnh tìm tiên thảo là Chí Ngọc. Thật may cho nàng, ông lão sau khi dặn dò còn tặng cho nàng một khối bánh nướng dẻo. Cho nên, khi nàng nghe thấy âm thanh kỳ lạ đó, vội vàng bẻ khối bánh ấy nhét vào lỗ tai, kiên trì tiến về Động Cung Sơn. Rốt cuộc nàng cũng bò lên đỉnh núi, hái được tiên thảo, múc một gáo nước giếng Long Tĩnh. Dùng nước tiếng tưới lên Tiên Thảo, Tiên Thảo lập tức nở hoa, mầm tiên thảo phủ đầy sườn núi. Chí Ngọc mang theo mầm tiên thảo về, sau khi trị xong ôn dịch cho dân làng, bèn trồng nó đầy sườn núi. Loại tiên thảo đó chính là "tổ tiên" của cây trà, sau này chính là Bạch Hào Ngân Châm trong truyền thuyết - Đệ nhất danh trà của tỉnh Phúc Kiến.

Bạch Hào Ngân Châm được tôn làm Đệ nhất danh trà Phúc Kiến - Ảnh: Sưu tầmBạch Hào Ngân Châm được tôn làm Đệ nhất danh trà Phúc Kiến - Ảnh: Sưu tầm

Theo lịch sử ghi lại, Bạch Hào Ngân Châm ra đời vào năm 1796, là một trong sáu loại đại danh trà nổi tiếng nhất của Trung Quốc. Vào triều đại nhà Thanh, năm Gia Khánh đầu tiên, tức công nguyên năm 1796, trà sư ở Phúc Kiến trồng được một loại trà cho ra búp trà cực kỳ khỏe mạnh, cứng cáp. Trà sư đã dùng nó làm nguyên liệu cho và đặt tên là Bạch Hào Ngân Châm. Năm 1891, Bạch Hào Ngân Châm bắt đầu được tiêu thụ rộng rãi bên ngoài thị trường và nhanh chóng nổi danh khắp nơi. Năm 1912 đến 1916, là khoảng thời gian Bạch Hào Ngân Châm nhận được sự ưu ái và ca tụng nhiều nhất, trở thành Phúc Kiến Đệ Nhất Danh Trà.

Hiện nay, búp trà của Bạch Hào Ngân Châm đều hái ở Phúc Đỉnh, chính là loại giống trà tốt nhất ở Phúc Kiến. Ở Phúc Đỉnh cho ra búp trà có lớp nhung dày hơn so với các khu trồng  trà khác, màu sắc cũng trắng hơn.

Cách sản xuất Bạch Hào Ngân Châm?

Để sản xuất Bạch Hào Ngân Châm, phải đi qua nhiều giai đoạn.

Đầu tiên là khâu chọn nguyên liệu. Phải chọn búp trà mới nhú đầu xuân, loại một búp một lá. Sau đó, dùng ngón tay vê nhẹ lá trà, để búp trà xước sơ sơ. Tiếp theo, lột lá trà mầm ra để lấy phần lá non hình kim mỏng bên trong rồi ngâm với thủy si thượng (một loại trúc si). Sau đó, phơi dưới ánh nắng mặt trời hoặc hong gió ấm. Bước kế tiếp, người ta sao trà ở lửa nhỏ, khoảng 30 - 40 độ C. 

Đặc trưng, hương vị của Bạch Hào Ngân Châm?

bach-hao-ngan-cham-7.jpg?v=1579794135507B có búp trà chắc khỏe, tròn trịa, cực kỳ bạch Hào Ngân Châmhát triển. Bên ngoài phủ đầy lông trắng, màu trà khô trắng bạc, cọng trà thon dài mảnh như kim, nên mới được gọi bằng cái tên thanh nhã Bạch Hào Ngân Châm. Nước trà óng ả trong vắt, uống vào thơm mùi lá non, ngọt dịu, tươi mát.

Phân loại Bạch Hào Ngân Châm Trà

Hiện nay, Bạch Hào Ngân Châm được chia thành hai nhóm chính: Bắc Lộ Ngân Châm và Nam Lộ Ngân Châm. Nếu như Bắc Lộ Ngân Châm (Phúc Đỉnh) cây trà có hình dạng tươi đẹp, búp trà chắc nịch, lông trắng dày, màu sắc nước trà hơi vàng mà trong vắt, mùi hương dễ chịu, vị ngọt dịu. Thì Nam Lộ Ngân Châm, tức là cây trà ở huyện Chính Cùng, Tùng Khê và Kiến Dương có hình dạng to khỏe, thân trà thô, búp trà to khỏe, lông tơ mỏng hơn so với Bắc Lộ Ngân Châm, độ bóng cũng ít hơn rất nhiều. Nhưng khi ngâm trà, nước trà sóng sánh, mùi hương thanh mát, vị trà nồng hậu, ngọt lâu. Chính Cùng Bạch Hào Ngân Châm và Phúc Đỉnh Bạch Hào Ngân Châm đều chọn búp trà có 1 búp 1 lá, lớp lông trắng tuyết để chế biến. Tuy nhiên, cả 2 loại này đều là thuộc chủng loại vô tính (không có hạt giống), phải dùng phương pháp chiết cành để tiến nhân giống cây. Đây cũng là hai sản khu cho ra nguyên liệu làm nên Bạch Hào Ngân Châm tốt nhất.

Cách pha trà Bạch Hào Ngân Châm đúng cách?

  • Tráng ấm chén bằng nước sôi
  • Cho 5gr trà Bạch Hào Ngân Châm vào ấm, rót khoàng 250ml nước sôi (khoảng 85 độ đến 90 độ ) vào ấm
  • Ủ từ 1 – 2p
  • Rót ra chén và thưởng thức
  •  sản phẩm gồm 1 bánh, trọng lượng tĩnh 350g
  • Đặt hàng 15 ngày
Giỏ hàng 0