Hoàng sơn tươi còn gọi là củ mài tươi.
Sản xuất tại Tây bắc Việt nam
Trọng lượng tịnh: 500g
HSD: 3 tháng
Tên gọi ý nghĩa của củ mài - củ hoài sơn
Củ mài còn được gọi là chính hoài, sơn dược, củ khoai mài, củ lỗ, hoài sơn. Đây là một trong những thực phẩm được người xưa sử dụng rất nhiều, chế biến ra nhiều món ăn ngon. Vậy Củ mài là gì? Giá củ mài bao nhiêu tiền 1kg?
Củ mài ngoài được sử dụng như thực phẩm bổ dưỡng, hoài sơn được đánh giá là một dược liệu rất tốt, củ mài khô có thể dùng để trị rất nhiều bệnh. Sở dĩ củ mài được gọi với cái tên là sơn dược là do những tác dụng mà nó đem lại, chẳng hạn như: tráng dương, bổ thận, giúp cường tinh, tăng cường sinh lý, thính lực và giúp sáng mắt.
Đặc điểm
- Củ mài có nguồn gốc từ cây họ leo, thân cây nhẵn, màu hồng và có góc cạnh.
- Rễ cây củ mài dài, có khả năng bám sâu vào lòng đất hàng mét. Rễ mọc theo kiểu đôi hoặc đơn, bên ngoài màu xám, trong ruột có màu trắng.
- Lá cây củ mài mọc đối xứng hoặc so le nhau, có hình tim, bông hoa màu vàng, mọc theo cụm.
- Mùa thu hoạch củ mài là mùa thu hoặc mùa hè. Sau khi thu hoạch, củ mài có thể dùng luôn hoặc sơ chế thành củ mài khô bằng cách làm sạch củ mài, sau đó gọt vỏ và xông lưu huỳnh trong vòng 2 ngày.
Công dụng của củ mài
Củ hoài sơn rất hiếm, được sử dụng nhằm bồi bổ phế, tỳ vị và thận. Vậy tác dụng của củ mài cụ thể là như thế nào? Cùng tìm hiểu phần dưới này nhé:
- Chức năng hệ tiêu hóa được tăng cường, bồi bổ tỳ vị.
- Hỗ trợ việc điều tiết của thận.
- Giúp điều trị bệnh hen suyễn.
- Hỗ trợ điều trị đối với các bệnh nhân tiểu đường.
- Điều trị tinh xuất sớm, cố tinh.
- Giúp âm dương trong cơ thể được cân bằng.
Đối tượng sử dụng
- Củ mài sử dụng thích hợp đối với những người nguyên khí hư tổn, suy nhược cơ thể, suy giảm chức năng của một số bộ phận như: thận, tiêu hóa, phổi,...
- Hoặc một số người chức năng thận bị suy giảm dẫn tới tình trạng: mỏi gối, đau lưng, nước tiểu vàng, đi tiểu nhiều, ù tai, hoa mắt chóng mặt, lạnh tay chân,...
- Với một số người ho liên tục, ho nhiều, khó thở sử dụng củ mài sẽ cải thiện được tình trạng trên.
- Người gầy yếu, hư hàn, sợ lạnh.
- Nam giới di tinh, tinh sớm, mộng tinh.
- Người mắc bệnh tiểu đường cấp 2.
Giá trị dinh dưỡng
Thành phần dinh dưỡng của củ mài bao gồm 63,25% tinh bột; 6,75% protid; 0,45% glucid và một số chất như: arginin, allantoin, men maltose, cholin, saponin.
Món ngon từ củ mài
1.Cháo củ mài nguyên chất
Cháo củ mài nguyên chất là món ăn dinh dưỡng với cách chế biến không hề khó.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Củ mài.
- Gạo trắng.
- Gia vị nêm nếm: bột canh, hạt nêm,...
Cách nấu cháo củ mài:
Bước 1: Củ mài sau khi mua về đem rửa sạch, gọt vỏ và thái khúc. Sau đó cho lên chảo rang vàng và xay nhuyễn.
Bước 2: Cho gạo vào nồi nấu cháo, sau khi cháo đã chín đều thì cho phần bột củ mài vào và khuấy đều. Nêm nếm gia vị sao cho phù hợp với khẩu phần ăn.
2. Cháo củ mài hoài sơn
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Hoài sơn: 30g.
- Bột củ mài: 50g.
- Gạo nếp: 50g.
Cách nấu cháo mài hoài sơn:
Cách nấu cực kỳ nhanh. Bạn chỉ cần cho toàn bộ nguyên liệu vào trong nồi. Sau đó cho lượng nước vừa đủ và đun sôi, sau đó vặn lửa nhỏ cho cháo và nguyên liệu chín mềm. Nêm nếm gia vị sao cho vừa với khẩu phần ăn nhà bạn.
Cháo củ mài
Củ mài nấu canh xương